Cách phân biệt và sử dụng chân thắng – chân ga xe ô tô đúng kỹ thuật

Hiện nay tai nạn do nhầm chân ga với chân thắng trên xe ô tô là tình trạng cực kỳ phổ biến ở Việt Nam. Bài viết ngay sau đây, sẽ giúp bạn phân biệt chân thắng với chân ga xe ô tô đồng thời giải thích những kỹ năng sử dụng cần thiết nhất cho hai loại chân này.

Phân biệt chân thắng và chân ga xe ô tô
Bộ phận chân thắng với chân ga xe ô tô giữ vai trò hỗ trợ khởi hành và di chuyển đảm bảo tính liên tục cho hành trình. Có thể nói, chân thắng và chân ga ô tô có chức năng ngược nhau nhưng đều có tác động nhất định đến tốc độ của xe. Trong khi chân thắng được sử dụng để dừng hoặc giảm tốc độ xe thì chân ga có nghiệm vụ tăng tốc khi tham gia giao thông.
Bộ đôi này được thiết kế ở mỗi loại xe là khác nhau. Đối với dòng xe số sàn, chân thắng, chân ga và côn đều nằm ở khu vực để chân của tài xế, theo thứ tự lần lượt từ trái sang là côn số, thắng và chân ga. Còn đối với dòng xe số tự động không được trang bị côn số thì chân ga và chân thắng xe ô tô nằm song song với nhau theo vị trí chân thắng trước chân ga tính từ phía bên phải của người lái xe.
Để chân ga thế nào là đúng?
Nhấn chân thắng và chân ga xe ô tô bằng chân phải

  • Chỉ được phép và tạo phản xạ điều khiển bàn đạp ga và phanh cùng bằng bàn chân phải. Trên xe số tự động không có côn, tuyệt đối không sử dụng chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga.
  • Bên cạnh đó, chủ xe cần cố gắng tập thói quen “rời chân ga – rà chân thắng”, tức là khi nhấc mũi chân ra khỏi vị trí chân ga thì phải lập tức đặt lên chân thắng. Việc này giúp tạo thành phản xạ tự nhiên cho người lái, hạn chế rủi ro do tình trạng đạp nhầm chân ga thay vì chân thắng.
    Thận trọng, tránh sao nhãng khi điều khiển chân thắng và chân ga xe ô tô
  • Đây là điều hiển nhiên mà chúng ta cần tuân thủ khi vận hành xe. Người điều khiển phương tiện cần tập trung, giữ tỉnh táo trong suốt hành trình của mình, tránh sử dụng điện thoại, ăn uống, lấy đồ,… làm phân tâm nhiệm vụ lái xe.
  • Ngoài ra, khi thao tác lùi xe khỏi bãi đỗ hoặc di chuyển vào đường hẹp, cần điều khiển chân ga và chân thắng xe ô tô một cách chậm rãi và cẩn thận, nhất là ở những địa hình không quen thuộc.
    Đi giày đế mỏng để sử dụng chân thắng và chân ga ô tô tốt hơn
  • Ngoài 3 vấn đề liên quan đến kỹ thuật như trên, lựa chọn giày dép cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng điều khiển xe. Cụ thể, lái xe lâu với đôi chân trần sẽ gây cảm giác đau nhức khó chịu. Dép dễ bị tuột ra khỏi chân, nhất là với những người cơ địa hay đổ mồ hôi. Giày, bốt cổ dài và cứng thường sẽ hạn chế cử động cổ chân khi cần thiết. Trong khi dép, giày cao gót với mặt tiếp xúc nhỏ có thể khiến chân trượt ra khỏi bàn đạp.
  • Chính vì những bất cập này nên khi điều khiển xe, cách tốt nhất là người cầm lái nên sử dụng những loại giày đế mỏng hay dép quai hậu có kết cấu chắc chắn và ôm sát vào chân. Những kiểu giày dép này giúp người lái cảm nhận rõ hơn áp lực tác động lên bàn đạp chân, tránh tình trạng lỏng lẻo hay hạn chế diện tích tiếp xúc gây ảnh hưởng đến thao tác điều khiển chân thắng và chân ga xe ô tô.
  • Các quý cô do yêu cầu công việc, sự kiện hay sở thích, có thói quen đi giày cao gót hay bốt nên chuẩn bị thêm đôi giày hoặc dép đế mỏng để sẵn trên xe để sử dụng khi điều khiển. Chừng nào xuống xe có thể thay lại bốt, giày cao gót. Tuy rằng hơi mất thời gian và bất tiện một chút nhưng sẽ đảm bảo tối đa sự thuận tiện cũng như yếu tố an toàn khi lái xe.
    Những kỹ năng để tránh trường hợp đạp nhầm chân ga – thắng
  • Khi lái xe gót chân phải luôn để ở vị trí thẳng bàn thắng. Khi sử dụng ga thì xoay cổ chân sang phải để bàn chân nghiêng sang bàn đạp ga và khi sử dụng thắng thì xoay thẳng cổ chân hướng thẳng bàn chân vào thắng.
  • Không sử dụng ga thì phải chuyển chân ngay về vị trí thắng. Đây là điều vô cùng quan trọng khi lái xe.
  • Lời khuyên khá quan trọng là các bạn nên thành thạo lái xe số sàn trước khi qua xe số tự động (xe, hoặc nếu bắt đầu bằng xe số tự động luôn thì hãy tập lái thật nhiều vì đối với xe số tự động thì khi đạp nhầm chân ga với thắng thì hậu quả sẽ không hề nhỏ.
  • Khi bắt đầu khởi hành (cả tiến và lùi). Phòng tránh: khi chuyển sang số D hoặc số R chỉ nới chân thắng để xe chạy ổn định, an toàn rồi mới xoay chân sang ga để tăng tốc.
  • Khi quan sát thấy chướng ngại vật từ xa thì phải chuyển chân từ bàn ga về chân thắng;
  • Khi lùi, tiến để quay đầu trong khu hẹp đều không cần ga mà luôn luôn đặt chân vào bàn thắng. Trong hai trường hợp trên rất dễ nhầm thắng – ga nếu chỉ nhấc chân khỏi bàn ga mà không chạm vào bàn thắng, để chân lơ lửng đến khi giật mình đạp một nhát ăn đúng vào bàn ga thì thôi xong.
  • Dừng mua vé cầu đường, dừng để lấy đồ cho người ngồi sau… đều phải về N và đạp thắng hay kéo thắng tay.
    Trên đây là những thông tin phân biệt chân thắng và chân ga xe ô tô cùng kỹ năng sử dụng 2 loại chân này đúng cách. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các tài xế có thêm kinh nghiệm điều khiển ô tô tham gia giao thông thật an toàn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

280 Thống Nhất, Phường Tân Thiện, Thị xã Lagi, Bình Thuận

SĐT: 084 875 1111

Hạng B1.1

Khai giảng: Hàng Tháng
Thời lượng: 3,5 tháng

13,500,000 VNĐ

Hạng B2

Khai giảng: Hàng Tháng
Thời lượng: 3,5 tháng

13,500,000 VNĐ

Hạng C

Khai giảng:Hàng Tháng
Thời lượng: 5,5 tháng

17,000,000 VNĐ

Nâng Hạng B2 Lên C

Khai giảng: Thông báo sau
Thời lượng: 2,5 tháng

10,500,000 VNĐ

Nâng Hạng B2 Lên D

Khai giảng: Thông báo sau
Thời lượng: 2,5 tháng

9,000,000 VNĐ

Nâng Hạng C Lên D

Khai giảng: Thông báo sau
Thời lượng: 2,5 tháng

12,000,000 VNĐ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *