Lái xe luôn tiềm ẩn những nguy cơ, nhất là khi tham gia giao thông trong điều kiện phức tạp. Việc trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp khi lái xe là vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác. Dưới đây là một số tình huống khẩn cấp thường gặp và cách xử lý mà Văn phòng ghi danh lái xe Quyết Thắng – Lagi tổng hợp cho các bạn tham khảo.
1. Ô tô bị mất phanh
Khi xe không có dấu hiệu giảm tốc hay dừng lại mặc dù đã đạp phanh thì nguyên nhân có thể là do ô tô đã bị mất phanh. Khi gặp phải tình huống khẩn cấp này, người lái cần phải giữ bình tĩnh và xử lý như sau:
Tuyệt đối không được tắt máy: Nếu tắt máy đồng nghĩa với việc tắt đi trợ lực vô lăng, như vậy phương tiện rơi vào trạng thái chạy tự do sẽ rất nguy hiểm.
Quan sát và bật đèn cảnh báo: Người lái cần bật đèn báo khẩn cấp, nháy đèn pha và dùng còi báo liên tục và quan sát xe phía trước, sau để tránh va chạm.
Sử dụng phanh khẩn cấp nếu xe được trang bị: Người lái nên kéo phanh từ từ và đủ lực để tránh làm khóa bánh, trượt bánh và mất lái.
Đạp phanh liên tục: Có nhiều trường hợp xe mất phanh vì bị mất áp suất dầu phanh tạm thời. Do vậy, việc đạp phanh liên tục có thể lấy lại được áp suất dầu phanh.
Sử dụng phanh tay: Người lái lưu ý chỉ sử dụng phanh tay trong trường hợp xe đang chạy ở tốc độ thấp.
Chuyển xe về số thấp: hãy chuyển số theo từng cấp hoặc 2 cấp để đảm bảo an toàn, nếu đột ngột ép về số thấp ngay sẽ có nguy cơ vỡ máy, hỏng hệ thống truyền động.
Chủ động va chạm: Đây là phương pháp chỉ nên sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Người lái có thể lựa chọn các vật cản như bụi cây, dải phân cách, ruộng đồng… để va chạm và dừng xe.
2. Ô tô bị mất lái
Mất lái là khi người lái không thể điều khiển vô lăng được theo ý muốn, xe đi lệch hướng sang làn khác dễ gây tai nạn. Nguyên nhân có thể là do xe trục trặc về hệ thống lái, kẹt phanh hoặc nổ lốp, bánh xe bị lệch.
Khi gặp tình huống này bạn nên bình tĩnh quan sát, nếu thấy đoạn đường phía trước khô ráo, vắng vẻ thì đạp phanh gấp để dừng xe ngay lập tức. Nếu đường trơn thì cần rà phanh để duy trì, kiểm soát hướng di chuyển. Đặc biệt cần phát tín hiệu cảnh báo bằng đèn hoặc còi cho các xe khác biết.
3. Nổ lốp ô tô
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nổ lốp xe khi đang chạy. Khi gặp tình huống này, hãy giữ tay lái chắc chắn và điều chỉnh hướng xe một cách nhẹ nhàng.
Giảm tốc độ: Nhả chân ga từ từ và sử dụng phanh động cơ để giảm tốc độ. Tránh phanh gấp vì có thể khiến xe bị trượt bánh.
Dừng xe: Khi đã giảm tốc độ đến mức an toàn, hãy tìm chỗ trống thích hợp để dừng xe. Nên chọn nơi bằng phẳng, tránh dừng xe trên đường dốc hoặc khúc cua. Đặt cảnh báo cho xe phía sau biết.
Thay lốp: Sau khi đã dừng xe an toàn, hãy thay lốp dự phòng hoặc gọi cứu hộ.
4. Nắp capo bị bốc khối
Đây là tình huống nguy hiểm nên người lái cần kiểm tra để xác định nguyên nhân. Nếu do nước làm mát chảy vào động cơ hoặc cổ xả bị dầu xâm nhập thì cần đưa xe về gara gần nhất để xử lý. Nếu không phải những nguyên nhân trên thì cần dừng xe khẩn cấp và gọi cứu hộ ngay.
5. Xe đi vào vùng ngập nước hoặc đường trơn
Đôi khi việc không nắm tình hình thời tiết và đường đi cũng dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Nhất là vào những tháng mưa.
Khi trời mưa, mặt đường trở nên trơn trượt hơn, tầm nhìn cũng bị hạn chế, bạn nên lái xe chậm và quan sát cẩn thận. Cố gắng quan sát đường vết bánh xe trước để tránh các tình huống nguy hiểm mà xe trước đã gặp phải.
Khi lái xe qua vùng ngập nước cần quan sát và không nên lái xe qua vùng ngập nước khi nước đã ngập quá nửa lốp xe.
Tránh xe đi ngược chiều vì 2 xe đi ngược chiều có thể sẽ hất nước ngược lên khoang động cơ, nước có nguy cơ tràn vào động cơ và khe hút gió, gây thủy kích, phá buồng máy.
Tuyệt đối không khởi động lại động cơ nếu xe bị chết máy. Hãy đóng cửa xe và gọi cứu hộ để đưa xe ra vùng ngập nước an toàn.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, bạn cũng nên chú ý đến việc bảo dưỡng xe định kỳ, tuân thủ luật giao thông và lái xe với tốc độ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: